Xây dựng nhà xưởng

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Khi một doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài và bền vững thì ngoài việc tập trung chiến lược kinh doanh và đầu tư, việc xây dựng cơ sở vật chất cũng cần được chú trọng. Nhà xưởng chính là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp, vì thế việc xây dựng nhà xưởng rất quan trọng. Sau đây chúng tôi xin được đưa ra những lưu ý trong quá trình xây dựng nhà xưởng để các doanh nghiệp tham khảo.

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

  1. Phần móng

Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào và nhà xưởng cũng vậy. Khi xây dựng thiết kế ở phần này, kiến trúc sư cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kĩ thuật một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đủ đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo TCVN và quốc tế, đảm bảo đủ điều kiện triển khai, thi công công trình.

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Cần lưu ý trong việc chọn vị trí đặt móng kinh nghiệm. Giải pháp đưa ra là đối với từng nền đất khác nhau, ta có các cách xử lý khác nhau:

+ Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn, cần gia cố thêm móng: sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…

+ Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì cứ tiến hành xây móng như bình thường, không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

  1. Phần nền

Tùy theo chức năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, đơn vị thi công nhà xưởng có những cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, độ dày của lớp bê tông nền cũng cần được quan tâm. Tùy theo tính chất sản xuất của doanh nghiệp, sử dụng máy móc có trọng tải lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền dao động từ 10, 20, 30 hay 50cm.

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Sau khi phần bê tông nhà xưởng được thi công xong, đừng quên xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chìu, dọn vệ sinh.

  1. Phần kết cấu

Trong quá trình xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư cần trao đổi thường xuyên với đơn vị thầu, đề xuất xem số lượng cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng như vậy là đủ chưa, tránh trường hợp bố trí thép thiếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc thép dư gây lãng phí. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng thông thường thì 1m khoảng 20-32kg thép tùy theo qui mô nhà xưởng, mức độ đầu tư tài chính.

Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Là một chủ đầu tư, ngay từ ban đầu, bạn hãy cân nhắc, lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp để thực hiện công trình của doanh nghiệp mình đạt chất lượng tốt nhất với chi phí đầu tư hợp lý và thực hiện đúng tiến độ với chế độ bảo hành tốt.

CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

TIỆN ÍCH TÍNH CHI PHÍ XÂY DỰNG

MIỄN PHÍ XIN PHÉP XÂY DỰNG, 100% CHI PHÍ THIẾT KẾ KHI THI CÔNG PHẦN THÔ, TRỌN GÓI